Trong thời đại mà mỗi ngày đều có tiếng báo “ting ting” của quảng cáo về máy điện thoại, hoặc đơn giản là tiếng “pi pi” của Shopee. Thật khó để bạn quản lý tài chính cá nhân của mình.
Vậy đâu là bí quyết để quản lý tài chính thông minh, hãy cùng Palos Institute trả lời cho câu hỏi này nhé!
1. Quản lý tài chính bằng các ứng dụng thu chi
Hiện nay, rất nhiều ứng dụng ra đời giúp bạn thống kê được số tiền giao dịch của bản thân dễ dàng hơn. Có thể kể đến một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân phổ biến như:
- Money Lover:
- Spendee
- Misa
- …
Các app này đều có các tiện ích như : thống kê số tiền giao dịch bằng cách theo dõi các khoản thu chi mỗi ngày của bạn. Bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu dễ dàng với các app quản lý tài chính này, bên cạnh đó, các tiện ích nhắc nhở thanh toán hóa đơn vô cùng hữu ích.
Những app này lập ra giúp bạn biết được liệu số tiền bạn tiêu đã vượt qua mức cho phép hay chưa. Vậy nên, hãy tải những ứng dụng này để tích hợp trên chiếc điện thoại của bạn nhé. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng việc ghi chép truyền thống cho quen.
2. Lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng
Mỗi tháng, bạn hãy lập kế hoạch chi tiêu cho mỗi việc của bạn. Ví dụ như việc ăn, bạn sẽ chỉ giới hạn nó ở giữa 2 triệu – 3 triệu mỗi tháng. Các việc khác cũng vậy.
Tạo sổ thu chi “hà khắc” với bản thân sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá khá tiền bạc của bản thân. Để không cuối tháng phải nhăn mặt tự hỏi “ Ủa, tiền đi đâu hết rồi?”
Việc này còn giúp bạn kiểm soát độ chi tiêu của bản thân. Ví dụ, bạn lỡ chi tiêu quá đà vào quần áo, vậy thì, hãy tiết chế chi tiêu vào việc ăn uống hoặc cafe của bản thân.
Bạn cũng có thể nghiên cứu quy tắc 50/20/30. Có nghĩa là 50% chi tiêu dành thiết yếu, 20% cho các mục tiêu tài chính và 30% cho chi tiêu cá nhân.
3. Kiểm soát suy nghĩ của bản thân
Bạn có thể giúp bản thân tránh xa những cám dỗ của món hàng hoặc “ngăn cản” bản thân mua hàng bằng những cách như:
3.1 Hạn chế việc xuất hiện của quảng cáo
Nhiều người thường bị tác động bởi sự cám dỗ của quảng cáo như khuyến mãi, freeship,… Điều này khiến họ dễ rơi vào mẹo của các nhà bán hàng.
Họ mua hàng ồ ạt vì cho rằng nếu không nhanh chân sẽ hết. Đây là chiêu trò của quảng cáo. Không mấy ai có thể chống cự lại sự cám dỗ của quảng cáo.
Vậy cách duy nhất là hãy cố gắng hạn chế tầm ảnh hưởng của quảng cáo bằng việc hạn chế tần suất sự xuất hiện của nó.
Nếu bạn thường xuyên bị quảng cáo tiếp cận ở facebook, bạn có thể tắt noti facebook. Tắt các thông báo của shopee, lazada cũng là một cách rất hữu ích hiện nay.
3.2 Tự đấu tranh tâm lý
Khi quyết định mua một món đồ, hãy cân nhắc và đặt câu hỏi :”Liệu nó cần thiết thật sự không? Nó có nằm trong danh sách mua hàng của bạn? Hoặc đơn giản hơn : “Thiếu nó, bạn vẫn ổn không?”
Nếu câu trả lời “món đồ này không cần thiết”. Bạn thật sự không nên chi tiền cho món đồ đó.
Tạm kết
Quản lý tài chính cá nhân không bao giờ dễ dàng vì ham muốn của con người là rất nhiều. Vậy nên, điều tiên quyết là bạn có thể thay đổi thói quen chi tiêu của bản thân để tiết kiệm được nhiều hơn.
Với những gợi ý như trên, hi vọng bạn sẽ có thể tiết kiệm chi tiêu của bản thân và có một khoản tiết kiệm kha khá sau mỗi tháng thu chi nhé!
Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết về kỹ năng và kiến thức thông qua website Palos Institute hoặc fanpage Palos Institute.